Rượu Gin – “Ông hoàng quyền lực” làm nên những ly cocktail tuyệt hảo

Tác giả: Rượu vang Cao Minh

Rượu Gin là một trong những thành phần không thể thiếu để tạo nên những ly cocktail thơm ngon, tuyệt hảo. Hương vị đặc biệt của rượu Gin khiến cho bao người say đắm ngay từ lần đầu tiên thưởng thức. Để hiểu rõ hơn về loại rượu này, quý bạn đọc đừng bỏ lỡ bất kỳ nội dung thông tin có trong bài viết dưới đây.

1. Rượu Gin là rượu gì?

Rượu Gin là gì?

Rượu Gin là gì?

Gin là một loại rượu mạnh được chưng cất từ khoai tây, lúa mạch hoặc từ nhiều loại ngũ cốc khác nhau như ngô, mạch đen, lúa mì,…sau đó được lên men, kết hợp với một số loại gia vị, thảo mộc và nhiều loại trái cây tươi khác nên có hương vị đặc biệt.

Hiểu một cách đơn giản nhất, rượu Gin là loại vodka có hương vị, được tạo ra bằng cách phối một số dòng rượu mạnh trung tính với các loại thực vật, thảo dược. Rượu Gin có nồng độ cao hơn Vodka khoảng 34 – 47%.

Vì nồng độ rượu Gin khá cao nên ít được thưởng thước theo shot dù hương vị nguyên bản không hề kém cạnh so với các loại rượu khác. Thay vào đó, rượu Gin là nguồn cảm hứng để các bartender sáng tạo nên những ly cocktail tuyệt vời.

2. Nguyên liệu và quá trình sản xuất rượu Gin

2.1. Nguyên liệu sản xuất rượu Gin

Nguyên liệu chính sản xuất rượu Gin là lúa mạch, lúa mì và mạch đen. Bên cạnh đó, hương vị đặc trưng của Gin mà bạn có thể cảm nhận được đó là các loại thảo mộc được người làm rượu chưng cất cùng. Trong đó, quả bách xù (Juniper) là thảo mộc không thể thiếu ngoài ra còn có quế, vỏ chanh, rau mùi, rễ cây bạch chỉ, vỏ cam, hạt nhục đậu khấu,…cùng với nhiều loại thảo mộc khác.

2.2. Quy trình sản xuất rượu Gin

Rượu Gin được làm bằng cách lên men và chưng cất ở trong các nồi dạng cột đứng, hình trụ. Trong lần chưng cất đầu tiên rượu có nồng độ cồn thấp sau đó tăng dần lên cho đến khi đạt đến mức cần thiết qua việc lặp đi lặp lại nhiều lần chưng cất.

Quy trình sản xuất rượu Gin

Quy trình sản xuất rượu Gin

Sau khi hoàn thành quá trình chưng cất, sẽ cho thêm một số thảo dược, quả bách xù để tạo ra hương vị đặc trưng của gin. Thảo dược được thêm vào rượu Gin theo 2 cách sau:

  • Cách 1: Thảo dược được ngâm trong rượu nên trước khi mang rượu đi chưng cất lại. Đây là cách sản xuất ra những loại rượu Gin giá rẻ trên thị trường.
  • Cách 2: Thảo dược sẽ được phân tách bằng cách đặt ở bên trong giỏ sau đó để vào trong nồi trong giai đoạn chưng cất lần 2. Đây là phương thức cho ra loại Gin cao cấp. Ở các giai đoạn sau, hơi nước chiết xuất cùng hương vị khi đó sẽ đi qua các thực vật chiết xuất, tạo nên hương vị đậm đà, hấp dẫn của rượu Gin cao cấp.

3. Nguồn gốc của rượu Gin

Rượu Gin là sản phẩm của tiến sĩ Sylvius kiêm nhà vật lý kiêm giáo sư y khoa Trường Đại học Layden. Gin lần đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ thứ 13 với tên gọi là “Jenever” với vai trò là một loại thuốc.

Tiến sĩ Sylvius - Cha đẻ của Gin

Tiến sĩ Sylvius – Cha đẻ của Gin

Dù khởi nguồn từ Hà Lan nhưng người Anh đã giúp rượu Gin trở nên nổi tiếng và phổ biến cho tới ngày nay. Có không ít người còn lầm tưởng Gin có nguồn gốc từ “xứ sở sương mù”. Có thể nói rằng, người Hà Lan là “cha đẻ” còn người Anh đã “nuôi dưỡng” và đưa rượu Gin ra toàn thế giới.

Trong cuộc chiến chống thực dân Tây Ban Nha năm 1585, Anh là đồng minh của Hà Lan. Lúc đó, binh lính Anh được người Hà Lan cho dùng thử loại chất lỏng được lên men từ thảo mộc và mạch nha. Khi chiến tranh kết thúc, người Anh đã mang loại đồ uống này về nước, nghiên cứu và phát triển thành rượu Gin nổi tiếng thế giới.

Trong các giai đoạn sau, nhiều biến thể Gin ra đời với nhiều phong cách khác nhau như Old Tom Gin nhẹ nhàng hay dòng Navy Stregth Gin cao cấp. Những năm trở lại đây, các dòng phong cách Gin hiện đại ngày càng phổ biến, không chú trọng các đặc tính từ quả bách xù, thay vào đó là các đặc tính từ các loại thực vật như vỏ cam, vỏ quýt, hoa.

4. Phân loại rượu Gin

Dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau, rượu Gin được chia làm 3 loại, đó là:

4.1. Clear Gin

Là loại rượu có màu trong suốt, ít đường và ít ngọt. Clear Gin là biểu tượng của sự kết tinh bằng quá trình chưng cất từ các loại thảo mộc với số lần nhiều hơn một. Điểm đặc biệt là hương vị Clear Gin không chỉ thơm mà còn cay cay, tê tê từ các loại thảo mộc.

4.2. Golden Gin

Loại rượu này ít được sản xuất trên thế giới và là loại rượu Gin hiếm nhất trong 3 loại. Golden Gin có màu vàng nhạt vì được ủ trong thùng gỗ sồi, hương vị thơm ngon và nồng.

4.3. Flavoured Gin

Flavoured Gin nổi bật bởi hương vị đặc biệt, là sự kết hợp của trái cây và thảo mộc. Loại rượu này khiến cho bao người hứng thú và tò mò. Flavoured Gin tạo nên sự hấp dẫn và độc đáo so với các dòng rượu Gin khác.

5. [Điểm danh] 8 chai rượu Gin ngon nhất hiện nay

Rượu Gin có nhiều loại khác nhau nhưng được đánh giá và bình chọn là ngon nhất thì chỉ có 8 chai Gin sau:

5.1. London Dry Gin

Có nhiều người nói rằng, London Dry Gin là Gin “chuẩn mực” nên bất kỳ ai cũng muốn thưởng thức loại rượu này. Hương vị của London Dry Gin là sự kết tinh của quá trình chưng cất với thảo mộc nhiều lần. Màu sắc trong suốt, hương rượu thơm; tuy cay nhưng đậm mùi thảo mộc. Khi nhắc tới London Dry Gin, mọi người thường nghĩ ngay tới một người đàn ông mặc suit lịch lãm trên đường phố London.

5.2. Bombay Sapphire

Bombay Sapphire

Bombay Sapphire

Logo của chai rượu là hình tượng của nữ hoàng Anh, được đặt tên từ thành phố nổi tiếng Bombay Sapphire ở Ấn Độ. Bombay Sapphire là loại rượu bán chạy nhất hiện nay, chiếm trọn được mọi khách hàng ngay từ lần đầu tiên thưởng thức. Hương vị đặc trưng của loại rượu này là mùi quýt chín, chanh cùng hạnh nhân tạo nên thức uống có màu xanh ngọc bích.

5.3. Old Tom Gin

Old Tom Gin ra mắt lần đầu tiên ở Anh vào thế kỷ 18, được mệnh danh là “anh em sinh đôi” của London Dry Gin. Điểm khác biệt của dòng rượu này với London Dry Gin đó là công thức chưng cất, London Dry Gin có thêm một lượng đường nhỏ nên hương vị mềm mại hơn. Tom Gin ngày càng trở nên hiếm hoi nhưng nhờ cocktail phục hưng mà loại rượu này được “hồi sinh”

5.4. Genever Gin

Rượu Genever Gin

Rượu Genever Gin

Là dòng nguyên bản của Gin, được biết đến nhiều với tên gọi là Dutch Gin hay Holland Gin. Rượu Genever được sản xuất bằng cách ngâm rượu mạch nha với thảo dược. Rượu Genever Gin có 2 kiểu là Oude (old) và Jonge (young), cách phân chia dựa trên kỹ thuật chưng cất, cụ thể:

  • Oude Genever: Chứa ít nhất là 15% rượu mạch nha và không được vượt quá 20 gram đường/lít
  • Jonge Genever: Chứa hơn 15% rượu mạch nha và 10 gram đường/lít

Để làm ra loại rượu Geneve người ta ủ lúa mì trong thùng gỗ rồi mới chưng cất. Nhờ đó, rượu Genever Gin có nhiều tầng hương vị, đậm đà và nồng nàn hơn loại rượu khác.

5.5. Rượu Gin – Sloe Gin

Rượu Sloe Gin được tạo ra bằng cách nghiền các loại cả mọng rồi làm ngọt và đóng chai với nồng độ tối thiểu là 25%. Loại rượu này rất thích hợp để nhấm nháp, uống dạng nguyên chất hay làm cocktail thì không loại rượu nào sánh được. 

5.6. Navy Strength Gin

Navy Strength Gin

Navy Strength Gin

Navy Strength Gin được sản xuất ban đầu với mục đích là cung cấp cho Hải Quân Hoàng Gia Anh như một phần trong khẩu phần của các thủy thủ. Nồng độ của Navy Strength Gin lên tới 57% – đây được xem là mức độ nguy hiểm vì nó có thể vô tình kích hoạt súng ở trên tàu bốc cháy nếu kết hợp với rượu Gin. Bởi nồng độ cồn quá cao nên Navy Strength chỉ được kết hợp với các loại cocktail.

5.7. Barrel-Aged Gin

Barrel-Aged Gin được chưng cất theo cách truyền thống trước khi được ủ trong thùng sồi nhiều năm. Chính vì thế, loại rượu này có hương vị mạnh, phức tạp hơn các dòng Gin khác. Sở hữu nhiều tầng hương vị khác nhau nên Barrel-Aged Gin được dùng để uống trực tiếp trong ly đá mà không cần phải pha chế.

5.8. Plymouth Gin

Plymouth Gin

Plymouth Gin

Plymouth Gin được đặt tên dựa theo địa danh chưng cất, hương vị ngọt hơn so với London Dry Gin. Không chỉ có vẻ ngoài bắt mắt mà bên trong khiến bao người thổn thức đầy mùi thảo mộc, rất hấp dẫn, pha chút phá cách. Hãy thưởng thức Plymouth Gin, sẽ khiến bạn bất ngờ đó!

6. Cách phân biệt rượu Gin thật – giả nhanh nhất

Thị trường rượu ngoại ngày càng đa dạng, thật giả lẫn lộn nên việc chọn mua rượu Gin giả là điều dễ hiểu. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn phân biệt rượu Gin thật – giả nhanh chóng mà nên áp dụng:

Tem chống giả: Tem chính hãng của rượu Gin được in laser – công nghệ hiện đại để hạn chế tối đa việc làm giả. Tem trên mỗi chai Gin chính hãng sẽ không thể bóc tách hay tái chế lại, bạn có thể nhận biết bằng nước hay bút dạ quang.

Màu sắc rượu Gin: Đặt tất cả những chai rượu Gin trong cùng góc ánh sáng nếu chai nào có màu sắc (đậm, nhạt hay đục hơn) so với những chai còn lại thì rất có thể đó là rượu giả.

Lớp Guarantee: Dùng để bảo vệ và nhận biết rượu Gin có bị bóc tách hay chưa dù có tháo rất cẩn thận nhưng khó có thể giữ lớp Guarantee còn nguyên vẹn. Do đó, bạn chỉ cần quan sát thật kỹ lớp Guarantee là có thể nhận biết được.

Hy vọng rằng, các thông tin có trong bài viết trên đây về rượu Gin sẽ giúp ích với bạn. Cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác bằng cách truy cập website của Rượu vang Cao Minh, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!

Địa chỉ showroom:

Hà Nội:

– Số 308C đường Trường Chinh, phường Khương Thượng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội – 093 1833 666

– Số 190 đường Sài Đồng, quận Long Biên, TP. Hà Nội – 098 2678 335

– Ngã tư Tân Xã, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội – 086 2798 193

Thành phố Hồ Chí Minh: Số 61 đường Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận – 093 1833 666

Vĩnh Phúc: Số 113 đường Mê Linh, TP. Vĩnh Yên – 096 9270 786

Lạng Sơn: Số 77 đường Lý Thường Kiệt, phường Vĩnh Trại – 037 7905 789

Bắc Ninh: Số 29 phố Ngoại Thương, phường Đông Ngàn, TP. Từ Sơn – 097 3898 691

Hưng Yên: THU-18, khu nhà phố Thủy Nguyên, KĐT Ecopark, xã Phụng Công, huyện Văn Giang – 096 2319 555

Phú Thọ: KĐT Minh Phương, TP. Việt Trì – 096 6395 858

Nghệ An: Số 8 đường Lê Hồng Phong, TP. Vinh – 0968 233 332

Ninh Bình: Số 135 phố Đinh Tiên Hoàng, Thanh Bình, TP. Ninh Bình, Ninh Bình – 0944 563 678

Bằng tất cả trái tim, chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ.

“Uống không hợp đổi hàng thoải mái 7 ngày toàn quốc” với Chính sách đổi hàng từ Cao Minh.

Tìm hiểu thêm các sản phẩm rượu vang nhập khẩu từ Ý, Pháp, Chile, Tây Ban Nha, Đức… của Rượu vang Cao Minh

Sản phẩm
Bài viết liên quan

© 2020 Cao Minh